Chiến thắng Bàu Bàng (12-11-1965) đã qua gần nửa thế kỷ nhưng ở đây dường như vẫn còn nóng hổi một điểm son trong trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường Đông Nam bộ. Chiến thắng đã góp phần to lớn vào kho tàng lịch sử quân sự, kinh nghiệm của lực lượng vũ trang cách mạng về cách đánh chiến thuật sinh động. Là trận mở đầu, tạo đà cho những trận tiếp sau cho đến chiến thắng cuối cùng. Và đầu xuân 1966, Bác Hồ gửi thư mừng đồng bào và chiến sĩ cả nước rằng: “Mừng miền Nam rực lửa chiến công/ Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plây-me, Đà Nẵng”. Công trình ghi lại công ơn của các vị anh hùng đã ngã xuống vì nước. Không những vậy, nó còn mang một ý nghĩa tư tưởng hết sức sâu sắc về truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Góp phần truyền dạy cho tầng lớp thanh thiếu niên về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đến với Tượng đài chiến thắng Bàu Bàng, chúng ta xin ghi nhớ công lao của các chiến sĩ đã hy sinh cho quê hương Bình Dương được giàu đẹp, ấm no hạnh phúc. Biểu tượng chiến thắng của những tượng đài sẽ mãi ghi sâu trong tâm mọi người, động viên thế hệ hôm nay luôn sống xứng đáng với truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc. Và cái tên “Bàu Bàng” đã trở thành một trong những địa danh lịch sử đi vào huyền thoại của những câu chuyện làm nên chiến công hiển hách của dân tộc, mãi là niềm tự hào cho quân, dân vùng đất Bàu Bàng anh dũng, kiên trung.
Di tích Tượng đài chiến thắng Bàu Bàng thuộc ấp Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, nằm cách Thành phố Thủ Dầu Một khoảng 42km và cách Thị xã Bến Cát khoảng 22km về phía Bắc (theo hướng đường bộ). Nằm trên một khu đất tương đối bằng phẳng hình tam giác, có diện tích hơn 2 ha (20669,1m2 gồm 14071,5m2 đất sử dụng + 6627,6m2 diện tích HLATĐB); thửa đất sồ/20699,1; tờ bản đồ 26, tọa lạc thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Di tích gồm các hạng mục cổng vào di tích, tượng đài, hồ nước, hàng rào bảo vệ, vườn cây lưu niệm, những thảm cỏ vòng cung, vườn hoa xung quanh tượng đài và nhà bảo vệ.
Nằm trên tuyến quốc lộ 13. Đây là còn đường huyết mạch của tỉnh, có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng về cả quân sự và kinh tế, chạy suốt theo chiều dài của tỉnh Bình Dương theo hướng Nam - Bắc. Từ trung tâm Thành phố Thủ Dầu Một theo hướng Quốc lộ 13 khoảng 42km là tới di tích tượng đài chiến thắng Bàu Bàng. Đường đi đến di tích rất thuận lợi cho tất cả các phương tiện đường bộ.
Là công trình văn hóa - nghệ thuật thể hiện nội dung tư tưởng và tinh thần của thời đại, tượng đài chiến thắng Bàu Bàng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất và con người Bình Dương. với những khoảng không gian cây xanh thật thoáng mát. Những thảm cỏ vòng cung, vườn hoa xung quanh tượng đài làm cho công trình toát lên vẻ đẹp trang nhã và trang trọng.
Giờ đây đến với khu di tích chiến thắng Bàu Bàng, không ai có thể hình dung được nơi đây là một chiến trường ác liệt năm xưa. Những dấu tích về chiến thắng oai hùng đó giờ đây được thay thế bằng một khu tượng đài uy nghi, hoành tráng trong tư thế của người chiến sỹ giải phóng quân đứng hiên ngang trên bục cao, giương cao ngọn súng, nằm giữa vườn cây xanh ngát hiền hòa.
Giá trị lịch sử cách mạng:
Chiến thắng Bàu Bàng ngày 12/11/1965 là chiến thắng của lối đánh thuật. Nó diễn ra đúng thời điểm quan trọng trong trận đầu tiêu diệt Mỹ tương đối quy mô trên chiến trường miền Đông Nam Bộ mang nhiều ý nghĩa lịch sử sâu sắc như một mốc son chói sáng về cách đánh của ta và đường lối cách mạng đúng đắn quyết định đến thắng lợi của trận đánh năm xưa.Chiến thắng Bàu Bàng khẳng định vững chắc khả năng tác chiến của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Làm dấy lên phong trào “Tìm Mỹ mà diệt”, “Bám thắt lưng địch mà đánh” diễn ra sôi nổi trong các đơn vi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích xã, ấp trong toàn miền. Chiến thắng Bàu Bàng làm nức lòng quân và dân cả nước
Chiến thắng Bàu Bàng ngày 12/11/1965 đã qua, nhưng nó như vẫn còn nóng hổi một điểm son trong trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường niền Đông Nam Bộ. Nó góp phần vào kho tàng lịch sử quân sự và kinh nghiệm của lực lượng vũ trang cách mạng. là trận mở đầu, tạo đà cho những trận đánh tiếp theo toàn thắng. Thắng lợi này rất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ đội cách ạng chính quy, từng bước hiện đại trong sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Giá trị lịch sử - văn hóa:
Tượng đài chiến thắng Bàu Bàng là một di tích lịch sử văn hóa, nơi lưu giữ lại những giá trị lịch sử quan trọng về trận đánh ngày 12/11/1965. Thời gian dần trôi qua, vùng quê hương Bàu Bàng đang ngày càng thay đổi da thịt, hoác lên mình màu áo sặc sỡ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ nhưng những giá trị lịch sử của di tích sẽ luôn trường tồn ,mãi mãi, tinh thần cách mạng và ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh hay vẫn còn sống vẫn luôn luôn sống mãi theo thời gian. Điều đó đã làm nên một chiến thắng Bàu Bàng oai hùng năm xưa và cũng là niềm tự hào của người dân Bàu Bàng hôm nay, là nền tảng để giáo dục tinh thần, truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau của huyện nhà.
Ngày nay tượng đài chiến thắng Bàu Bàng vẫn đứng hiên ngang đó như là niềm tự hào của dân tộc. Để hôm nay và mai sau lớp lớp thế hệ trẻ tương lai học tập và noi gương truyền thống đấu tranh cách anh của anh, cha ta ngày trước. Tiếp tục phấn đấu phát huy truyền thống đó để xây dựng nước Việt Nam ta giàu đẹp, vững mạnh.
Chiến tranh đã đi qua hơn 53 năm, đất nước ta nay đang từng bước phát triển đổi mới từng ngày. Sự kiện chiến thắng Bàu Bàng ngày 12/11/1965 và còn đó như một mốc som chói lọi trong lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung. Thời gian cứ dần trôi qua, những dấu tích chiến tranh ác liệt năm xưa dần phai mờ theo năm tháng. Để những dấu tích xưa không hao mòn theo thời gian, năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã xây dựng tại địa điểm xảy ra trận đánh Bàu Bàng ngày 12/11/1965 một tượng đài uy nghi hùng dũng để tưởng nhớ những chiến công vang dội của quân dân Bàu Bàng nói riêng và của dân tộc Việt Nam oai hùng, tượng đài chiến thắng Bàu Bàng. Di tích như một minh chứng lịch sử chi tinh thần đấu tranh kiên cường, táo bão, chớp nhoáng và dành thắng lợi vẽ vang của quân và dân huyện Bàu Bàng nói riêng và cũng là niềm tự hào người dân tỉnh nhà nói chung. Góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước của thế hệ tương lai của đất nước.
Di tích Tượng đài chiến thắng Bàu Bàng được UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh vào ngày 14 tháng 12 năm 2012.